Phân loại bất động sản
Thứ 4, 22/09/2021
1. Theo đặc tính vật chất
- Đất đai: đó là đất tự nhiên, bao gồm đất trống và đất đang sử dụng.
- Công trình kiến trúc và các tài sản gắn liền với công trình kiến trúc:
- Nhà cửa xây dựng cố định không thể di dời.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật gắn với đất đai: hệ thống điện nước, điện thoại, ăng ten, hệ thống cấp khí ga, hệ thống cứu hỏa,…
- Các tài sản khác gắn liền không thể tách rời với công trình xây dựng: điều hòa, thang máy, chống trộm tự động,…
Các tài sản khác gắn liền với đất đai:
- Vườn cây lâu năm
- Các công trình nuôi trồng thủy sản, cánh đồng làm muối
- Các công trình du lịch, vui chơi, thể thao
- Các công trình khai thác mỏ.
2. Theo mục đích sử dụng kết hợp với đặc tính vật chất
- Đất đai và công trình kiến trúc
- Công trình kiến trúc: 5 loại
- Nhà ở dùng để cho thuê hoặc để bán
- Công trình kiến trúc phục vụ sản xuất: nhà xưởng, kho tang, mặt bằng khu công nghiệp
- Công trình kiến trúc có tính chất thương mại: cửa hàng, cho thuê, chợ, trung tâm thương mại…
- Khách sạn và văn phòng cho thuê: tùy thuộc vào các kiều kiện vật chất, chất lượng phục vụ, cảnh quan môi trường,… mà khách sạn được chia ra từ 1 sao đến 5 sao.
- Công trình kiến trúc khác: nahf thờ, bệnh viện, trường học,…
Đất đai: theo điều 13 của Luật đất đai 2003, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân biệt thành 3 vùng khác nhau là: đồng bằng, trung du và miền núi. Trong đó mỗi vùng lại chia thành 3 nhóm: nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và chưa sử dụng. Trong mỗi nhóm lại chia thành các loại sau:
Nhóm đất nông nghiệp: 8 loại
+ Đất trồng cây hàng năm: lúa, cỏ, và cây hàng năm khác
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất rừng sản xuất
+ Đất rừng phòng hộ
+ Đất rừng đặc dụng
+ Đất nuôi trồng thủy sản
+ Đất làm muối
+ Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính Phủ
Nhóm đất phi nông nghiệp: 10 loại
+ Đất ở: tại nông thôn và thành thị.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
+ đất sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: đất xây dựng khu công nghiệp, xay dựng cơ sở SXKD, khai thác khoáng sản, sx vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng: đất giao thông, thủy lợi, đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng, đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xay dựng các công trình công cộng khác theo các quy định của Chính phủ.
+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng
+ Đất có các công trình là đền, đình, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ.
Nhóm đất chưa sử dụng: chưa xác định được mục đích sử dụng.
3. Ý nghĩa của phân loại BĐS:
- Là cơ sở để Nhà nước có chính sách quản lý và sử dụng BĐS- loại tài sản có giá trị lớn, một cách hợp lý và có hiệu quả nhất về mặt kinh tế và xã hội. Sự khác nhau trong quản lý nhà nước đối với mỗi loại BĐS có mục đích sử dụng khác nhau là ở: giá quy định, thời gian sử dụng, cơ chế quản lý là giao hay cho thuê, được cấp hay phải mua,… Từ đó liên quan đến mức giá đền bù, tiền thuể phải nộp, quyền khai thác lợi ích từ BĐS như quyền được sửa chữa, xây dựng, quyền chuyển đổi mục đích…
- Đối với các nhà đầu tư: đó là cơ sở để người ta xẽm ét các cơ hội đầu tư, đánh giá một cách hợp lý giá trị BĐS, giảm thiểu rủi ro trong các quyết định đầu tư.